Các định lý Sylow Định_lý_Sylow

Các định lý sau đây được đưa ra và chứng minh đầu tiên bới Ludwig Sylow vào năm 1872, và được công bố trên tạp chí Mathematische Annalen.

Định lý 1: Với mọi ước nguyên tố p với cấp n của cấp của một nhóm hữu hạn G, tồn tại một p-nhóm con Sylow của G với cấp p n {\displaystyle p^{n}} .

Hệ quả sau của định lý 1 được chứng minh đầu tiên bởi Cauchy, còn được biết dưới tên định lý Cauchy.

Hệ quả: Cho một nhóm hữu hạn G và một số nguyên tố p chia hết cấp của G, khi đó tồn tại một phần tử (và một nhóm con cyclic) có cấp p trong G.

Định lý 2: Cho một nhóm hữu hạn G và một số nguyên tố p, mọi p-nhóm con Sylow của G đều liên hợp với nhau, nói cách khác, nếu H và K là các p-nhóm con Sylow của G thì tồn tại một phần tử g của G sao cho g − 1 H g = K {\displaystyle g^{-1}Hg=K} .

Định lý 3: Cho p là một ước nguyên tố với cấp n của cấp của nhóm hữu hạn G, khi đó cấp của G có thể được viết dưới dạng p n m {\displaystyle p^{n}m} , với n > 0 {\displaystyle n>0} và p nguyên tố cùng nhau với m. Đặt n p {\displaystyle n_{p}} là số các p-nhóm con Sylow của G. Khi đó ta có

  • n p {\displaystyle n_{p}} chia hết m là chỉ số của p-nhóm con Sylow của G.
  • n p ≡ 1 ( mod p ) {\displaystyle n_{p}\equiv 1{\pmod {p}}} .
  • n p = | G : N G ( P ) | {\displaystyle n_{p}=|G:N_{G}(P)|} , với P là một p-nhóm con Sylow bất kì của G và N G ( P ) {\displaystyle N_{G}(P)} là nhóm con chuẩn hóa của P trong G.

Các hệ quả

Các định lý Sylow chỉ ra rằng với mỗi số nguyên tố p, mọi p-nhóm con Sylow có cùng cấp là p n {\displaystyle p^{n}} . Ngược lại, nếu một nhóm con có cấp p n {\displaystyle p^{n}} thì nó là p-nhóm con Sylow, và do đó đẳng cấu với mọi p-nhóm con Sylow khác. Theo điều kiện cực đại, nếu H là một p-nhóm con bất kì của G thì H là một nhóm con của một p-nhóm con Sylow nào đó.

Một hệ quả rất quan trọng của định lý 3 là điều kiện n p ≡ 1 ( mod p ) {\displaystyle n_{p}\equiv 1{\pmod {p}}} tương đương với việc các p-nhóm con Sylow đều là nhóm con chuẩn tắc (tồn tại nhóm có nhóm con chuẩn tắc nhưng không có nhóm con Sylow, ví dụ như nhóm đối xứng S 4 {\displaystyle S_{4}} ).

Các định lý Sylow cho nhóm vô hạn

Có một sự tương tự của các định lý Sylow cho các nhóm vô hạn. Ta xác định một p-nhóm con Sylow của một nhóm hữu hạn là một p-nhóm con cực đại và chứa mọi p-nhóm con khác của nhóm ban đầu trong nó. Nhóm con này tồn tại theo bổ đề Zorn.

Định lý: Nếu K là một p-nhóm con Sylow của nhóm vô hạn G, và n p = | C l ( K ) | {\displaystyle n_{p}=|\mathrm {Cl} (K)|} hữu hạn, khi đó mọi p-nhóm con Sylow đều liên hợp với K và n p ≡ 1 ( mod p ) {\displaystyle n_{p}\equiv 1{\pmod {p}}} , trong đó C l ( K ) {\displaystyle \mathrm {Cl} (K)} ký hiệu lớp liên hợp của K.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Định_lý_Sylow http://resolver.sub.uni-goettingen.de/purl?GDZPPN0... //www.ams.org/mathscinet-getitem?mr=0147529 //www.ams.org/mathscinet-getitem?mr=0367027 //www.ams.org/mathscinet-getitem?mr=0575718 //www.ams.org/mathscinet-getitem?mr=0805654 //www.ams.org/mathscinet-getitem?mr=0813589 //www.ams.org/mathscinet-getitem?mr=0925595 //www.ams.org/mathscinet-getitem?mr=0931678 //www.ams.org/mathscinet-getitem?mr=1079450 //www.ams.org/mathscinet-getitem?mr=1096350